sinh, lão, bệnh, tử

www.Herrenuhr-Auktion.de Trởvề trang chủ  https://www.counter-zaehler.de 
► Xem thêm  ► Xem thêm 01   login tại: anhdieutrac@gmail.com
m anhdieuneu.blogspot.com/    
 -
(PLVN) - Trong giáo lý nhà Phật, sinh, lão, bệnh, tử chính là những sự khổ đau. Nếu như ai đó không yểu mệnh thì đương nhiên con người đều phải trải qua tuổi già và đi tới cái chết. Dẫu vậy, cái chết có chắc đã là sự chấm hết cho tuổi già, liệu rằng có kiếp sau, có sự hồi và tái sinh?
Trong dòng chảy cuộc sống hiện tại con người ai cũng có xu hướng coi trọng tuổi trẻ và cố gắng trốn tránh sự già nua và cái chết. Hầu hết mọi người đều mong muốn cho bản thân mình được mãi mãi trẻ trung.
Tuy nhiên, hiện thực thì luôn chẳng bao giờ huyễn hoặc. Dù con người cố gắng làm phẫu thuật, sử dụng mọi phương pháp can thiệp từ bên ngoài tới bên trong thì thực tế cơ thể của chúng ta ngày một suy thoái. Bệnh tật, già nua… ngày càng xuất hiện nhiều và chẳng ai có cách nào ngăn cản hay trốn tránh. 
Vậy thì con người sẽ phải làm gì với một thực tế không thể trốn tránh được, phải làm gì để tuổi già trở nên có ý nghĩa. Ở các nước có truyền thống Phật giáo, theo phong tục là trẻ em lớn lên, rồi thoát ly gia đình, đảm nhận những trọng trách xã hội, rồi khi các trọng trách đó dần kết thúc, các hoạt động thường nhật của mỗi người bắt đầu hướng nội nhiều hơn, hướng tới giáo pháp và chuẩn bị đời sống của mình để có thể sẵn sàng cho cái chết và sự tái sinh trong tương lai. 
Nếu ai có một đời sống khá bình an và nỗ lực hòa nhập Pháp trong dòng tâm, tìm cho mình một đức tin trong sáng thì cái chết không có gì đáng sợ hãi. Cũng như nhà văn J. K. Rowling đã viết trong câu chuyện Harry Porter của mình thông qua lời khuyên của Giáo sư Dumbledore: “Đối với một với một dòng tâm được rèn luyện kỹ càng, cái chết chỉ là một hành trình vĩ đại tiếp theo đời sống này mà thôi”. Cuộc sống tiếp diễn sau khi kết thúc?

Theo đó, có phải cái chết đã là sự chấm hết của một con người tuổi già? Trong đạo Phật, sau cái chết sẽ luôn có cõi luân hồi, tái sinh. Luân hồi là sự sống chết nối tiếp nơi một con người. Dòng nhân quả diễn tiến một cách liên tục mà không bị hạn cuộc trong đời sống hiện tại. Do đó khi nào còn lòng tham sống và còn làm điều ác thì lúc đó chúng ta sau khi chết vẫn còn sinh trở lại và nhận lấy quả báo.

Đức Phật luôn giảng giải rằng, sau khi thân xác này ngừng hoạt động, dòng sống vẫn còn tiếp diễn, mặc dù hình thái của sự sống ở giai đoạn sau không phải là hình thái của sự sống ở giai đoạn trước. Cần lưu ý dòng sống này luôn chuyển biến chứ không phải là một linh hồn bất tử đi từ đời này qua đời khác như một lữ khách đi từ quán trọ này đến quán trọ kia.










 

 

Kommentare

Beliebte Posts aus diesem Blog

Gia Đình và Bạn bè